"Chuyển đổi số" là gì lại khiến các chính phủ và doanh nghiệp đều theo đuổi?

Tác giá: EVD Thiết Bị | Ngày: 24-05-2019 | 0 bình luận

Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam, khi Bộ Thông tin - truyền thông chính thức được Thủ tướng Chính phủ giao xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia và Đề án sẽ được trình Thủ tướng ngay trong năm 2019. 

Chuyển đổi số là gì? Tại sao chuyển đổi số lại quan trọng như thế?

Chuyển đổi số (Digital transformation) là việc tích hợp công nghệ và kỹ thuật số vào từng ngóc ngách trong quá trình hoạt động của tổ chức, với mục tiêu chính là gia tăng hiệu quả vận hành, năng cao sự hài lòng của khách hàng và hơn nữa là tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Nghe thật hoàn hảo, nhưng chuyển đổi số đòi hỏi tổ chức phải có một quyết tâm thay đổi từ "gốc rễ", liên tục thách thức những thói quen, không ngừng thử nghiệm cái mới và học làm quen với thất bại. Chính vì thế, nhiều tổ chức rất chật vật trong quá trình chuyển đổi số vì không thể nào bỏ được những giá trị cốt lõi.

Bất chấp những khó khăn, hàng loạt tập đoàn vẫn tranh nhau chuyển đổi số vì vô số lợi ích mà nó mang lại.

John Marcante, Giám đốc công nghệ thông tin của Tập đoàn Vanguard cho hay: "Chúng ta có thể thấy rõ trên danh sách S&P 500 (500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ). Vào năm 1958, các tập đoàn trong danh sách này dễ dàng giữ vững vị trí của mình trung bình gần 61 năm. Nhưng đến năm 2011, "tuổi thọ" trên bị rút ngắn chỉ còn 18 năm.

Chuyển đổi số là gì lại khiến các chính phủ và doanh nghiệp đều theo đuổi? Bài học thành công từ người hàng xóm Thái Lan - Ảnh 1.

Và cho đến ngày nay, các tập đoàn trong danh sách này liên tục bị soán ngôi chỉ trong 2 tuần, tất cả nhờ vào hiệu quả gia tăng chóng mặt của công nghệ và quyết tâm chuyển đổi số để vượt mặt đối thủ cạnh tranh."

Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) dự báo tổng số tiền đầu tư cho công nghệ và chuyển đổi số trên toàn thế giới sẽ đạt 1,97 nghìn tỷ USD vào năm 2022, trở thành một trong những xu hướng có khả năng thay đổi cán cân thương mại thế giới.

Thái Lan – Hình mẫu chuyển đổi số của Đông Nam Á

Chuyển đổi số đang ngày một thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo, những người có khả năng quyết định hướng đi và khả năng chuyển đổi thành công của tổ chức.

Trong khi chỉ có 0,4% lãnh đạo tin rằng chuyển đổi số có ảnh hưởng mang tính quyết định vào năm 2015, chỉ sau 2 năm ngắn ngủi, hơn 30% quản lý cấp cao đã thừa nhận khả năng trên.

Chuyển đổi số là gì lại khiến các chính phủ và doanh nghiệp đều theo đuổi? Bài học thành công từ người hàng xóm Thái Lan - Ảnh 2.

Nổi bật hơn cả là những bộ máy chính quyền, khi Chuyển đổi số thành công hứa hẹn gia tăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo an ninh quốc gia, các quốc gia trên thế giới đã lập tức bước vào một cuộc đua quyền lực mới.

Đáng chú ý trong khu vực chính là Thái Lan, chính quyền nước này đã nhanh chóng bắt tay vào Chuyển đổi vào năm 2017 với một kế hoạch 5 năm đầy tham vọng: Chuyển đổi số cho toàn bộ hệ thống công quyền, từ quản lý công cộng cho đến hỗ trợ du lịch, cảnh báo thảm họa thiên nhiên và nâng cao hiệu quả của nông nghiệp.

Chiếc lược dài hạn trên được đánh dấu với lễ khánh thành Học viện Chuyển đổi số Thái Lan, nơi chuyên đào tạo kiến thức công nghệ cho các công chức nhà nước.

Tiếp đến có thể kể đến chiến dịch "Farmer One", một cổng thông tin được hỗ trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ quốc gia, hỗ trợ các quy trình sản xuất nông nghiệp như: Đăng ký trồng trọt, liên hệ nguồn nguyên liệu đầu vào, tư vấn tình hình giá bán của từng loại nông phẩm …

Để thúc đẩy kinh tế tư nhân, cổng doanh nghiệp "Biz Portal" đã trở thành công cụ khởi nghiệp cực kỳ hữu ích cho mọi tầng lớp. Chỉ với một địa chỉ, các doanh nhân giờ đây có thể dễ dàng đăng ký kinh doanh, khai báo tình hình nhân sự, giấy phép, bảo hiểm …

Không dừng lại tại đó, Biz Portal còn giúp các doanh nghiệp dễ dàng đăng ký giấy phép xây dựng, gửi yêu cầu nối điện và nước cho hoạt động …

Muốn xác nhận thông tin nhanh chóng? Đã có hệ thống Kiosk thông minh của chính phủ, với hình dáng tương tự như những cây ATM, chiếc máy này có khả năng cung cấp dữ liệu 24/24 về bảo hiểm, hộ khẩu … thông qua số chứng minh thư của người truy cập.

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là Smart Service. Nhằm hướng đến một tương lai không dùng giấy, cổng thông tin này nhanh chóng hỗ trợ các thông tin được công bố rộng rãi đến công chúng, tránh việc in ấn tốn kém và tổn hại đến môi trường.

Nỗ lực không ngừng của tư nhân

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy những doanh nghiệp Thái dường như biết rõ những gì đang xảy ra với Chuyển đổi số. Đa phần lãnh đạo (76%) nắm được khái niệm của công nghệ đột phá, trong đó có 69% thừa nhận rằng công nghệ đang gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh hiện nay của mình.

Tất cả đều kể tên được những công nghệ gây đột phá nhất, với 73% lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng xu hướng này sẽ tiếp tục ảnh hưởng từ 3 đến 5 năm tới.

Chuyển đổi số là gì lại khiến các chính phủ và doanh nghiệp đều theo đuổi? Bài học thành công từ người hàng xóm Thái Lan - Ảnh 5.

Phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân tại Thái Lan tin rằng Công nghệ đột phá sẽ đem lại không ít rủi ro, nhưng có đến tận 71% tổ chức tự tin với khả năng Chuyển đổi số của mình.

Chuyển đổi số là gì lại khiến các chính phủ và doanh nghiệp đều theo đuổi? Bài học thành công từ người hàng xóm Thái Lan - Ảnh 6.

Theo một báo cáo gần đây, các nỗ lực Chuyển đổi số của chính phủ Thái Lan trong những năm vừa qua sẽ đem lại kết quả vĩ mô tích cực ngay trong năm 2019. Còn với các doanh nghiệp tư nhân, cuộc đua đang bước vào giai đoạn quyết liệt với những tập đoàn đã Chuyển đổi số thành công, thúc đẩy lợi nhuận, sự linh hoạt, tốc độ và lợi thế cạnh tranh lên mức cao nhất.


Nguồn: Cafebiz

Cũ hơn Mới hơn