HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM: CHƯA THỰC SỰ TẠO RA ĐƯỢC BỨT PHÁ?

HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM: CHƯA THỰC SỰ TẠO RA ĐƯỢC BỨT PHÁ?

Tác giá: EVD Thiết Bị | Ngày: 19-07-2019 | 0 bình luận

Khi nói về nền kinh tế điện tử tại Đông Nam Á, báo cáo của Google trong năm 2018 đã chỉ ra rằng: "nền kinh tế mạng của Việt Nam giống như một con rồng mới được giải phóng". Điều này đã tóm lược rất rõ ràng lợi thế và mức độ thu hút đầu tư vào thị trường Việt Nam. Chỉ tính riêng trong năm 2018, đã ghi nhận số vốn đầu tư vào Việt Nam đã tăng 3 lần. Những nhà đầu tư mạo hiểm chắc hẳn không thể bỏ qua hệ sinh thái mạng đang tăng trưởng, là vùng đất mới chưa khai thác hết, là miếng bánh lợi nhuận còn chưa chia hết phần.!

Tuy nhiên, thực tế cũng ghi nhận, khi so sánh, đánh giá mức độ đầu tư vào Việt Nam so với các nước trong khu vực như Malaysia hay Indonesia vẫn còn thấp. Những thương vụ lớn thường tập trung vào những tên tuổi đã có chỗ đứng nhất định như Yeah1. Chỉ có một số ít startup Việt được mua lại hoặc cổ phiếu của công ty đó được chào bán trên thị trường chứng khoán.

Nhìn chung, startup Việt đang đi đúng hướng, nhưng vẫn còn những rào cản kìm hãm tốc độ phát triển của các startup này. Ngoài những startup ở vị trí dẫn đầu, những startup còn lại đang ở đâu?

Có một vài nguyên nhân chính cần được xem xét cho vấn đề này.

Bão hoà thông tin

Thị trường Việt là một thị trường có lượng thông tin dễ tiếp cận, nhiều nguồn thông tin, cả chính thống và không chính thống. Dễ tiếp cận, nhiều nguồn, và kéo theo đó là một "mặt trận thông tin" thiếu ổn định và định hướng chính xác dễ bị hoà lẫn vào những luồng tin trái chiều, gây tranh cãi. Càng quan sát thị trường kỹ lưỡng, các nhà đầu tư càng thấy lúng túng. Với ma trận thông tin "nhiều bẫy" như vậy, mặc dù được đánh giá là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh và khả năng thích ứng tốt trên thế giới, thị trường Việt Nam vẫn chưa thực sự đưa ra được những "điểm nhấn" lựa chọn hứa hẹn cho các nhà đầu tư.

Các startup thường phải trải qua những năm đầu tiên với rất nhiều thử thách, khó khăn và vấn đề để có thể tạo ra chuyển biến trên thị trường. Các nhà đầu tư muốn tiếp cận với startup tiềm năng để rót vốn, họ bị chùn bước bởi lượng thông tin tràn lan. Rất khó để kiểm duyệt, chọn lọc những thông tin này giữa một ma trận chồng chéo như thế.!

Tin tức

Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư "khủng" và lâu dài thường không dựa vào tin tức để đánh giá và tìm kiếm starup đầu tư tiềm năng. Các stratup trong giai đoạn đầu thường tập trung vào việc xây dựng nền tảng hơn là việc quảng bá, do đó, họ thường ít được biết đến trong giai đoạn đầu. Các startup thường chỉ được biết đến khi thương vụ đã diễn ra thành công tốt đẹp. Lúc này, khi các nhà đầu tư nước ngoài biết đến họ thì đã quá muộn, dù thông tin có được truyền đi rất nhanh, cơ hội nhận được đầu tư tốt hơn đã bị bỏ lỡ một cách đáng tiếc.

Tin ngành

Trong cùng một ngành, sẽ hình thành nên những cộng đồng trao đổi thông tin của ngành đó. Trong cộng đồng ngành, thông tin về những dự án thành viên thường có tính cập nhật và tính chính xác cao hơn và họ liên tục gặp gỡ, trao đổi với nhau thông qua những hội thảo, những cuộc thi, hay chính từ những chầu cafe sau giờ làm. Các nhà đầu tư thường cố gắng tiếp cận và lấy nguồn tin từ những cộng đồng này.

Mặc dù cách này được đánh giá là nhanh và gọn, tuy nhiên, thông tin nhận được vẫn có thể chỉ mang tính phiến diện và mang tính tham khảo vì đây không phải là nguồn tin chính thức, Do đó, tin ngành ở đây chỉ mang tính chất tương đối dù được đánh giá cao về độ nhạy hay tính chính xác.

Gắn mác thuật ngữ (buzzwords)

Trong những năm gần đây, có nhiều startup ra đời gắn mác thuật ngữ nổi bật hay xu hướng phát triển của ngành đó. Điển hình như trong ngành công nghệ, cho thấy sự nổi lên của thuật ngữ "trí tuệ nhân tạo". Trên thực tế, những công nghệ, thuật ngữ được gắn ở các startup vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Khoảng cách từ giai đoạn này cho đến khi áp dụng vào thực tế còn rất xa. Vì lý do này, các nhà đầu tư thường thận trọng hơn khi quyết định đầu tư vào các startup này.

Hệ thống pháp lý phức tạp

Trong vòng hai năm trở lại đây, cộng đồng startup tại Việt Nam đã khởi sắc khi được chính quyền ưu đãi trong một số đề án như Đề án 844 và Nghị định 38/2018/NĐ-CP. Nhưng thực tế thì những tin vui này vẫn còn khá xa vời bởi vì “đính kèm” với nó thường là những chính sách chưa rõ ràng và phải đi qua nhiều công đoạn giấy tờ. Sẽ rất khó khăn cho các startup trong việc đối mặt với những quy định này nếu không có sự hỗ trợ chuyên môn.

Không nhiều nhà sáng lập startup từng làm việc trong ngành pháp luật. Số lượng startup đủ điều kiện mời chuyên gia về cố vấn còn thấp hơn nữa. Và những startup còn non trẻ này vẫn phải tự mình nghiên cứu, tập hợp những quy định liên quan tới họ rải rác trên nhiều nhánh khác nhau của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Khó khăn trong việc tra cứu hệ thống pháp lý cản trở hệ sinh thái khởi nghiệp đạt đến tiềm năng đổi mới thực sự. Nếu việc tra cứu pháp luật tiêu tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc của startup thì họ còn lại gì để phát triển công ty? Vì thế, cộng đồng startup đang rất cần một hệ thống tra cứu, hoặc một cổng thông tin pháp luật, dễ sử dụng và đáng tin cậy.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn trong công cuộc tra cứu pháp lý. Tuy nhiên, họ lại có đủ nguồn lực để mời các chuyên gia cố vấn. Hơn nữa, họ cũng có đại diện trong nước nhằm hạn chế tối đa rắc rối về mặt quy định và luật pháp khi quyết định đầu tư vào một nước nào đó.

Tham khảo: Vietcetera

Cũ hơn Mới hơn