Người trẻ chuẩn bị gì cho Tư duy khi Công Nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ

Người trẻ chuẩn bị gì cho Tư duy khi Công Nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ

Tác giá: EVD Thiết Bị | Ngày: 22-01-2018 | 0 bình luận
Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 1.Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 1.Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 1.
Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 3.
Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 4.
ôi dạy Đại học từ 1992, và từ đó đến nay đã hơn hai mươi năm, mỗi năm cũng cả ngàn sinh viên, đào tạo cũng nhiều tiến sĩ. Qua quá trình đó, tôi nhận xét được những yếu tố nào giúp cho một người thành công sau thời gian dài. Nhiều cha mẹ nghĩ con học giỏi có điểm cao sẽ thành công trong tương lai, nhưng sự thật đáng buồn - đó không phải là yếu tố chính.

Tôi cũng từng thấy những người lên đến đỉnh cao của sự nghiệp kinh doanh rồi lại rớt xuống vực thẳm, mất cả hàng triệu USD thì gục ngã luôn không đứng dậy được. Rồi lại có những người thất bại thì chỉ phủi áo một cái rồi đứng dậy bình thường, coi tiền triệu đô thất bại cũng rất nhẹ nhàng, Elon Musk có tháng mất cả tỉ đô mà anh ta vẫn rất bình thản.

Vậy thì sự khác biệt giữa người thành công và người thông minh, hoặc tự cho mình là thông minh, ở chỗ nào?

Người thành công và người không thành công khác nhau chỉ một điểm. Sự khác biệt đó là ở tư duy. Nhưng tư duy là một định nghĩa rất trừu tượng nên tôi dùng cụm từ “hệ điều hành của con người”.

Hệ điều hành là “phần cứng”, giúp chúng ta nhận thức và hoạt động. Phần này ai cũng giống ai. Trong từng sự kiện, nhận thức của một người sẽ giúp người đó hành động như thế nào. Đó gọi là tư duy.

Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 6.

Nhiều người nói tư duy là bẩm sinh. Thật ra không phải như vậy. Tư duy được đào tạo rèn luyện từ khi đứa bé được sinh ra. Cha mẹ, những người chung quanh hình thành tư duy cho đứa bé và dần dần hình thành kinh nghiệm sống cho nó. Ví dụ cha mẹ nói “đừng uống nước chanh, đau bụng đó”, đứa trẻ nghe mãi rồi hình thành trong đầu nó cảm nhận về nước chanh theo kiểu cứ thấy nước chanh là nghĩ đến đau bụng.

Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 7.

Vậy thì tư duy người ta khác nhau là ở chỗ này: Khi hỏi về ly nước đầy một nửa hay vơi một nửa. Có người sẽ cho là đầy, có người lại cho là vơi. Nhưng người nhận thức ly nước đầy một nửa sẽ vui vẻ hơn người cho là vơi một nửa.

Tại sao trong thế hệ 4.0 thì tư duy là quan trọng? 

Công nghệ 1.0 giống như máy hơi nước. Từ việc làm hàng hóa bằng tay chân, chúng ta có thể chuyển sang máy hơi nước là chuyển đổi cả một hệ thống sản xuất. Mọi việc nhanh hơn, hiệu quả hơn, năng suất hơn. Định nghĩa của cách mạng công nghệ là thay đổi tính hiệu quả của sản xuất.

Từ máy hơi nước sang điện khí hóa là cách mạng công nghệ lần thứ 2. Máy tính, tự động hóa là cách mạng công nghệ lần 3. Tới cách mạng công nghệ lần 4 này thì mọi thứ lớn hơn sức tưởng tượng của chúng ta. Khoa học đã tiến rất nhanh và những thành tựu này kết nối với nhau. Chữ “kết nối” đánh dấu cách mạng công nghệ lần thứ 4: Vạn vật có thể kết nối với nhau và con người cũng có thể kết nối với vạn vật.

Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 8.

Tôi đưa một thí dụ rất điển hình. Các anh chị trong ngành y có thể biết sắp sửa có thể ghép đầu người, thí nghiệm đợt 1 đã thành công rồi đúng không? Tôi cho rằng trong một hai năm nữa điều này sẽ thành công.

Về công nghệ thông tin, loài người đã có thành tựu là giao tiếp với máy tính. Bạn có thể chụp não và dùng suy nghĩ để điều khiển máy tính, ví dụ như có thể chơi cờ tướng với nó nhưng không cần nói ra thành tiếng, không cần động tay chân.

Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 9.

Thành tựu thứ ba có thể kể ra là pin sinh học, nó có thể gắn vào và hoạt động bên trong con người nhờ các phản ứng sinh học. Đã có thể gắn pin đó vào cơ thể và dùng nó nuôi não. Hiện giờ những người lính bị mất tay chân đã có thể dùng não điều khiển tay chân giả (robot), họ nghĩ gì thì bộ phận tay chân giả đó sẽ thực hiện thao tác đúng như họ mong muốn.

Nếu kết nối 4 điều này lại, tôi sẽ có một người máy, với bộ não sống được chuyển qua từ con người. Gắn bộ pin sinh học vào, người đó sẽ sống vĩnh viễn.

Những hoạt động của họ chính xác hơn con người vì họ chính là một bộ máy. Bộ não của họ bây giờ có thể kết nối với vạn vật qua máy tính. Ví dụ giờ muốn biết một dân tộc ở Syria sống ra sao thì bộ não này sẽ tự động kết nối với hệ thống máy tính toàn cầu và trả câu hỏi về trong nháy mắt. 

Một con người như thế kinh khủng đến cỡ nào? Vậy mà chỉ trong vòng 2-3 năm nữa thôi, công nghệ có thể làm được tất cả các điều đó.

Tôi chưa nói đến các con robot có thể suy nghĩ và đã được cấp quyền công dân như Sophia được chính quyền công nhận. Vậy thì tất cả những công việc mà con người làm được bằng chân tay như lắp ráp thì robot làm được, và làm nhanh hơn nhiều.

Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 10.

Thứ nhất nó chỉ cần điện. Cắm điện vào, nó chạy 24/24. Nó không cần giờ nghỉ ngày nghỉ, không biết Tết, chẳng cần đòi bảo hiểm sức khỏe, chẳng có chuyện “trời ơi tối vợ tao gây chuyện với tao tao ngủ không được nên làm việc không có hiệu quả”… Chỉ cần mỗi tháng bảo trì là được. Quy trình sản xuất bấy giờ sẽ nhanh hơn gấp bội. Con người lúc đó phải sống chung với con robot. Chắc chắn thời điểm đó bạn sẽ có bạn tình là robot. Vậy thì đến lúc đó quan hệ giữa con người với con người sẽ ra sao?

Đó là quan ngại rất lớn trong y khoa và trong tâm lý học. Bởi robot không phàn nàn, cũng chẳng gây lộn, chúng ta nói sao chúng làm vậy, không cằn nhằn “trời ơi sao anh ở dơ quá vậy, anh bê bối quá về nhà anh quăng đồ tùm lum không chịu dọn”… Đó là những lý do vì sao nhiều người cho rằng 1.000 năm tiến hóa có thể dồn lại trong 100 năm tới.

Trước khi chết, tôi sẽ nhìn được rất nhiều thứ như thế. 18 tuổi tôi còn phải ngồi lấy căn bằng tay, nhân chia cộng trừ bằng tay. Giờ cái máy tính có thể chạy đến tỷ tỷ lũy thừa, một con số không thể tưởng tượng nổi.

Vậy thì con người cần tiếp tục sống và lao động như thế nào?


Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 11.
Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 12.

Con người không ai muốn thay đổi cả, nhưng nếu bạn biết một cơn bão đang sắp sửa tới, hoặc bạn đang chạy xe nhưng biết trước đó chỉ 30 m là vực thẳm, bạn sẽ làm gì? Chuẩn bị tinh thần ra sao? Những yếu tố nào là quan trọng?

Giáo dục thay đổi rất chậm so với công nghệ.Giáo dục 1.0 là giáo dục từ chương. Dạy sao học vậy. Thầy bảo 2 + 2 = 4 thì em biết 2+ 2 = 4. Em nghĩ 2 + 2 là 4. Và khi em thấy 2 +2, thì em biết nó là 4.

Khi có máy tính thì tạo ra thay đổi rất lớn, nó là trực tuyến. Ở giáo dục từ chương, các anh chị phải đến trường mới học được kiến thức đó. Với trực tuyến, anh chị có thể học được bất kỳ ở đâu, lúc nào, không phải đến trường.

Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 13.

Khi phát triển một bước nữa, nó thành xã hội hóa giáo dục. Là xã hội tri thức, kiến thức mở rộng ra cho tất cả tầng lớp, mọi nơi mọi người có nhu cầu. Đó là thời đại chúng ta đang sống, đặc biệt ở nước ngoài. Nhưng để chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghệ 4.0, với những cỗ máy kinh hoàng như ở trên đã nói thì con người chỉ hơn con robot ở trí tưởng tượng.

Trí tưởng tượng là sự kết nối không có nguyên tắc giữa những kiến thức đã nhận được. Ví dụ, ta thấy máy bay bay, xe hơi chạy, kết nối lại thì ta nghĩ xe hơi có thể bay. Thật ra hiện tại thì xe hơi đã có thể bay, nhưng cách đây hai ba chục năm chưa có điều đó, nó chỉ có trong trí tưởng tượng.

Con robot hiện tại chưa đạt được điều đó. Và chúng ta chỉ hơn nó có mỗi nhiêu đó thôi, còn tất cả các điều khác đều thua cả. Muốn phát huy sự sáng tạo đó thì phải làm sao mở tư duy ra, vì khả năng hấp thụ kiến thức đòi hỏi tư duy của con người.

Có những chìa khóa để mở ra sự khai phóng tư duy, giúp con người có thể “sống sót” trong kỷ nguyên robot.


Giáo Sư Trương Nguyện Thành
Hoàng Xuân
Vũ Tuấn Anh
Nhatanhngx, Vinh Hồ, Zin, Phuong Anh Do

Theo Trí Thức Trẻ   22/01/2018

Cũ hơn