Những Người Đi Đến Đâu Đốt Cầu Đến Đó

Những Người Đi Đến Đâu Đốt Cầu Đến Đó

Tác giá: EVD Thiết Bị | Ngày: 22-01-2018 | 0 bình luận
Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 1.Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 1.Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 1.
GS-TS Trương Nguyện Thành nói về sinh viên và người trẻ Việt: Đi làm thuê để học, đừng làm thuê để sống - Ảnh 3.
GS-TS Trương Nguyện Thành nói về sinh viên và người trẻ Việt: Đi làm thuê để học, đừng làm thuê để sống - Ảnh 4.

Trong bài cuối này, xin giới thiệu phần trao đổi giữa giáo sư Trương Nguyện Thành và những người tham dự.

GS-TS Trương Nguyện Thành nói về sinh viên và người trẻ Việt: Đi làm thuê để học, đừng làm thuê để sống - Ảnh 5.

Thưa giáo sư, những điểm mù trong tư duy nhiều khi là phản ứng để bảo vệ cá nhân khỏi tổn thương trong cuộc sống. Giáo sư khuyên nên xóa bỏ những điểm mù nhưng một thất bại không phải chỉ là một thí nghiệm sai mà còn khiến mất đi nhiều thứ như mối quan hệ. Vậy nên làm thế nào để cân bằng điều này? 

Giáo sư Trương Nguyện Thành: Đúng vậy, cho nên tôi nói xóa điểm mù là chìa khóa thứ nhất, còn việc sử dụng nó như thế nào còn do từng người. Nếu bạn vì muốn bảo vệ bản thân mà cho phép mình chỉ tư duy trong phạm vi an toàn thì bạn sẽ có những điểm mù, nhưng nếu bạn ý thức được bạn có những điểm mù đó thì bạn có thể chấp nhận nó và vượt qua.

Có nhiều người không hề biết đang bị giới hạn trong không gian an toàn của mình, họ cứ sống, và thực tế là họ vẫn sống. Nhưng nếu bạn muốn phát triển trí tuệ thì phải hiểu rằng cái đầu mình đang suy nghĩ, quyết định và hành động trong phạm vi an toàn. Lúc đó bạn sẽ chấp nhận có không gian bên ngoài phạm vi an toàn đó và bạn sẽ từ từ khám phá tìm hiểu nó từng khía cạnh một.

Khoa học chứng minh trí sáng tạo của con người tăng dần từ 2 đến 5 tuổi, sau đó lại chết dần dần cho đến 65 thì lên lại. Đó là vì khi lên 5 tuổi, chính thức vào trường học thì môi trường giáo dục sẽ giết dần mòn trí sáng tạo. Khi 65 tuổi thì không còn sợ ai nữa, không lo lắng con cái công việc nữa, chỉ lo làm cái gì cho vui, nên sáng tạo lắm. Còn con nít sáng tạo vì nó chưa biết sợ cái gì, chưa biết gì là nguyên tắc, cái gì nó cũng thử và cũng làm cả, tối ngày nó đi lòng vòng hỏi tại sao. 

Nếu bạnquan sát đứa trẻ hai ba tuổi chơi thì thấy cái gì nó cũng thí nghiệm cả, nó không có khái niệm có thể và không có thể, nên hoặc không nên, cho nên nó rất sáng tạo. Nó vẽ cái máy bay có chân bước đi, có sao đâu? Chúng ta chỉ cần trở lại thời 5 tuổi thì sáng tạo lắm đó.

GS-TS Trương Nguyện Thành nói về sinh viên và người trẻ Việt: Đi làm thuê để học, đừng làm thuê để sống - Ảnh 7.

Những nhà khoa học sáng tạo là những người vô cùng phá cách. Ban đầu họ có nguyên tắc nhưng dần dần họ rũ bỏ các nguyên tắc đó, họ là những người hơi “điên” vì họ thấu hiểu điều “không có nguyên tắc nào cấm tôi làm với tư tưởng của tôi”. Thất bại không cản được họ. Họ học rất nhiều để có kiến thức và kết nối nó không theo nguyên tắc nào cả.

GS-TS Trương Nguyện Thành nói về sinh viên và người trẻ Việt: Đi làm thuê để học, đừng làm thuê để sống - Ảnh 8.

Để sáng tạo phải phá bỏ những cái cũ, nhưng khi phá bỏ cái cũ thì chắc chắn có rủi ro thất bại, có những rủi ro thất bại mang lại hậu quả lớn, vậy theo kinh nghiệm cá nhân của giáo sư thì làm thế nào để đánh giá và giảm rủi ro khi muốn thử nghiệm cái mới?  

Giáo sư Trương Nguyện Thành: Sự khác biệt giữa nhà khoa học và kẻ điên là nhà khoa học đánh giá độ rủi ro trước và chấp nhận làm thí nghiệm, còn kẻ điên chẳng biết gì hết nhưng cứ làm. Người bình thường đứng 2 chân trong giới hạn an toàn còn nhà khoa học chấp nhận chỉ đứng 1 chân, còn 1 chân thả ra ngoài cái phạm vi đó chơi xem nó thế nào. Cũng có những lúc họ té nhưng họ vẫn luôn muốn thử xem có chết không, té mà không chết thì cứ thử. Đó là bước ra ngoài phạm vi an toàn có tính toán chứ không phải là điên rồ.

Nhưng chúng ta có thể giảm rủi ro bằng việc lên nhiều kế hoạch dự phòng, càng nhiều kế hoạch dự phòng càng tốt.

GS-TS Trương Nguyện Thành nói về sinh viên và người trẻ Việt: Đi làm thuê để học, đừng làm thuê để sống - Ảnh 10.

Giáo sư Trương Nguyện Thành:Những nhà kinh doanh, nhà tài chính thường lúc nào cũng có phương án dự phòng, nhưng lịch sử cho thấy những người đột phá lớn không có phương án B hay C đâu, họ chỉ có duy nhất phương án A. Họ đi tới đâu đốt cầu tới đó, nhờ vậy mà đột phá lớn.Có ông tướng nào ở thời Tam quốc thì phải, ông ấy không cho quân rút lui mặc dù lính của ông ấy ít hơn đối phương. Nhưng vì chỉ có đường tiến tới hoặc phải chết nên họ phải tiến và nhờ thế mà thắng.

Nếu như tạo tâm thế tôi không còn con đường để lùi thì đó là một lợi điểm để bạn sáng tạo.

Thường thường trong khởi nghiệp bạn sẽ đến vực thẳm sâu nhất trước khi đến thành công. Làm sao bạn biết được bước tiếp theo sẽ là bước thành công, nếu khi đó bạn đã quay lưng lấy phương án B rồi? Bạn sẽ không bao giờ biết.

Cho nên nếu khởi nghiệp mà có phương án B, C, D gì đấy thì có thể là thất bại triền miên. Nó là con dao hai lưỡi, đôi lúc cũng nên có, nhưng mình phải biết mình là ai và nên làm gì. Hiểu rằng “mình không còn con đường nào khác” đôi lúc sẽ cho bạn sức mạnh và khả năng để bạn vượt qua những thử thách mà trước đó bạn nghĩ không thể nào vượt qua được.

GS-TS Trương Nguyện Thành nói về sinh viên và người trẻ Việt: Đi làm thuê để học, đừng làm thuê để sống - Ảnh 11.

Tôi cũng từng ở tình trạng như vậy, ở trong một thử thách mà tôi nghĩ không thể nào vượt qua được, rồi tôi thấy có một cái cửa nhỏ và từ từ chui qua nó, thế là sống. Sống thêm một ngày là được một ngày chiến đấu. Ở trong giai đoạn đó tâm trạng của tôi là vậy. Cho nên sáng mai mở mắt dậy, điều đầu tiên nghĩ là à được rồi, đấu tiếp.

Nếu bạn có phương án B hay C thì bạn nghĩ thôi đủ rồi, quay lại, không đấu nữa.

Tôi có những người bạn đã sống như thế. Tới giờ sáu mấy tuổi rồi họ hay hỏi: “Thành, mày nghĩ nếu như tao đi nữa thì có thành công không?” Tôi nói “Chỉ có mày mới trả lời thôi chứ tao làm sao biết. Mày bỏ cuộc quá sớm thì làm sao biết mày có thành công không”?

GS-TS Trương Nguyện Thành nói về sinh viên và người trẻ Việt: Đi làm thuê để học, đừng làm thuê để sống - Ảnh 12.

Thưa giáo sư, hiện tại phong trào khởi nghiệp rất sôi động. Xin giáo sư cho một lời khuyên với sinh viên giữa quyết định đi làm và khởi nghiệp? 

Giáo sư Trương Nguyện Thành: Nếu là sinh viên hoặc vừa ra trường, thầy khuyên chưa khởi nghiệp.

Vì trước khi làm chủ, bạn phải làm tớ cái đã. Nếu chưa làm tớ, bạn không thể làm chủ được.

GS-TS Trương Nguyện Thành nói về sinh viên và người trẻ Việt: Đi làm thuê để học, đừng làm thuê để sống - Ảnh 14.

Có một ví dụ: rất nhiều sinh viên tốt nghiệp xong là đi mở quán cà phê, nhưng nếu bạn không biết làm tớ tức là biết phục vụ, rửa ly ra sao, mua hàng ở đâu… thì khi làm chủ rồi bạn sẽ bị quản lý nó vẽ cho mà chết.

Bạn trẻ nếu có tinh thần khởi nghiệp thì rất tốt, hãy duy trì nó và đi làm mướn để học, chứ không phải đi làm mướn để sống.

Hai tư duy này khác nhau. Đi làm thuê để học nghĩa là bạn lúc nào cũng ham muốn học hết tất cả các quy trình trong công việc để có kiến thức cho sau này, còn làm thuê để sống thì tèn tèn làm từ 9 giờ tới 5 giờ xong rồi đi kiếm cái gì ăn hay đi uống cà phê.

Muốn khởi nghiệp, tôi khuyên các bạn sinh viên nên đi làm mướn để học ít nhất 2 đến 3 năm. Học làm đầy tớ, học quy trình, học kinh nghiệm quản lý về nhân sự, quản lý về tiền bạc, tất cả các thứ cần quản lý, và đặc biệt là học về khối lượng công việc…. Học hết đi rồi mới quyết định nên làm hay không.

Tôi cũng gặp nhiều sinh viên mới ra trường nói muốn mở nhà hàng, tôi nói vậy vô làm bếp đi. Làm bếp được một năm nói thôi cực quá không làm nữa.

Đừng nghĩ vội vàng là tôi khởi nghiệp, tôi có danh xưng ông giám đốc hay bà giám đốc, hay vẽ ra hình ảnh vài ba năm sau tôi có cái nhà ba tấm hay cái xe hơi bốn bánh… Không có đâu! Đa số các bạn khởi nghiệp trong mấy năm đầu sẽ âm thầm thất bại và nhiều khi không đứng dậy nổi, rất nhiều trường hợp như vậy.

Làm sao để luôn luôn biến cái “mình không biết cái mình không biết” thành “biết cái mình không biết”?

Giáo sư Trương Nguyện Thành: Cảm thấy thú vị với những trải nghiệm mới.

Ví dụ mới hai ba bữa trước tôi lên thăm ông bạn già, nghe ông nói về thiền. Cá nhân tôi chẳng biết nhiều về nó nhưng chấp nhận ngồi nghe, rồi hỏi, rồi tìm hiểu. Cũng như đi ăn món ăn ngon mà mình chưa ăn bao giờ. Lần trước có người thách thức tôi ăn con đuông dừa, mang ra trong chén nước mắm nó ngó ngoáy, tôi cũng ăn, thấy nó lạ nha. Ừ thì nó ngó ngoáy mà thức ăn bình thường thì không như vậy nhưng mình ăn cũng có chết đâu.

Đến nước nào tôi đều chỉ muốn học trò dẫn tôi đến những nơi mà dân bản xứ ăn đông đúc chứ tôi không thích ăn nhà hàng sang nhiều khách du lịch, vì tôi muốn trải nghiệm đời sống nơi đó, mà thức ăn là phản ảnh của văn hóa. Tất cả mọi trải nghiệm mới đều giúp mình có thêm sức sống.

Vai trò của khuôn mẫu, cái đối lập của sáng tạo là gì? Có những thứ ảnh hưởng đến giá trị đạo đức thì có nên thử nghiệm?

Giáo sư Trương Nguyện Thành: Khuôn mẫu được tạo ra để quy trình được nhanh chóng và hiệu quả nhất.

GS-TS Trương Nguyện Thành nói về sinh viên và người trẻ Việt: Đi làm thuê để học, đừng làm thuê để sống - Ảnh 16.

Ví dụ tôi muốn đào tạo 1.000 người vặn con vít thì 1.000 người đó phải vô lớp học để học cách vặn vít. Nhưng nếu tôi muốn chế tạo con vít mới vì con vít cũ không hoạt động được thì giá trị của việc đó khác hoàn toàn với việc đào tạo kia, vì người chế tạo con vít mới phải có khả năng hiểu được tại sao tất cả các con vít hiện tại không hiệu quả để mà làm khác đi, tốt hơn.

Cho nên cả hai hệ thống đều có giá trị của nó chứ không phải sáng tạo là hoàn toàn bác bỏ khuôn mẫu.

Khuôn mẫu có giá trị để bảo đảm hoạt động thường xuyên, nhưng tương lai những khuôn mẫu sẽ bị loại bỏ, những cái mới sẽ thay thế, nên chúng ta phải đào tạo ra những người biết vặn con vít mới chứ không phải chỉ là những người chỉ biết vặn con vít cũ mà thôi.

Trong một xã hội, nhất là xã hội tiên tiến, cần phải có cả hai thành phần, nhưng thành phần sẽ đưa xã hội đi lên là thành phần luôn làm ra cái mới.

Các bạn khi chưa có gia đình thì thua còn mỗi cái quần xà lỏn cũng không sao vì chẳng ảnh hưởng đến ai cả, nhưng khi có con, có gia đình rồi thì khó làm những thí nghiệm như vậy, cho nên lúc còn trẻ thì làm đi.

Với cương vị Hiệu phó Đại học Hoa Sen, giáo sư sẽ làm gì để trang bị tư duy khai phóng cho các bạn sinh viên?

Giáo sư Trương Nguyện Thành: Quan trọng nhất là môi trường cởi mở để sinh viên có thể phát biểu những suy nghĩ của tuổi trẻ mà không bị ràng buộc bởi những nguyên tắc áp đặt. Giảng viên của Hoa Sen sẽ phải thay đổi vai trò từ dạy thành vai trò hỗ trợ.

Thứ hai là tạo cho sinh viên môi trường năng động để các em có cơ hội làm việc nhóm và mở ra các không gian an toàn cho các em thí nghiệm, trải nghiệm, kể cả khởi nghiệp, để có thất bại nhỏ nhỏ, cho các em biết thực tế quy trình khởi nghiệp như thế nào, và cái quan trọng nhất là để các em có cơ hội tiếp xúc với những người từng trải.

GS-TS Trương Nguyện Thành nói về sinh viên và người trẻ Việt: Đi làm thuê để học, đừng làm thuê để sống - Ảnh 17.

Hôm nay tôi có một nhóm sinh viên ngồi nói chuyện với  một anh giám đốc nhân sự đi tư vấn cho các công ty đa quốc gia về nhân sự. Anh chia sẻ về việc ảnh tuyển dụng như thế nào. Tất cả các sinh viên này rất sốc khi nghe rằng “CV của bạn-quản lý cấp 1 của tôi khảo sát trước rồi; chuyên môn của bạn - quản lý cấp 2 của tôi khảo sát rồi. Khi bạn tới gặp tôi thì những gì trong CV của bạn tôi không cần quan tâm đến nữa, tôi tuyển bạn hay không chỉ qua cái bắt tay thôi”.

Sốc không?

Đó là những điều sinh viên cần phải biết để đỡ sốc khi ra ngoài đời, vì học biết bao lâu nhưng khi bị loại thì không biết vì sao mình bị loại, tôi học lớp nào cũng giỏi, ra trường cũng giỏi mà sao ra trường không ai thèm mướn, thì ức lắm.

Cái bắt tay đó đặc biệt như thế nào? Anh ta nói: Tôi chỉ cần quan sát tướng đi của anh, con mắt của anh và cái bắt tay của anh tôi sẽ đánh giá được tính cách con người anh, anh có chính trực hay không, có phù hợp với môi trường của chúng tôi hay không. Chuyên môn của anh tôi có thể đào tạo lại, tôi không cần cái anh đã biết, tôi cần cái anh có thể học.

Nhiều trường đại học chỉ dạy sinh viên theo cách một bài toán chỉ một lời giải, nhưng ở đời thì một bài toán có nhiều lời giải. Mình phải biết chọn lời giải nào, đó mới là cái khó.

GS-TS Trương Nguyện Thành nói về sinh viên và người trẻ Việt: Đi làm thuê để học, đừng làm thuê để sống - Ảnh 18.

Làm thế nào phân biệt giữa sở thích và đam mê?

Giáo sư Trương Nguyện Thành: Sở thích và đam mê của con người thay đổi theo thời gian, hôm nay tôi thích cái này nhưng chừng năm nữa tôi thấy chán, tôi thay đổi, đó là chuyện bình thường. Phải chấp nhận điều đó.

Đại học Hoa Sen sẽ làm điều đó, chúng tôi sẽ thiết kế chương trình sao cho sinh viên học nếu qua một hai năm đầu cảm thấy ban đầu mình thích nhưng đi sâu vào không còn thích thú nữa thì đổi qua cái khác, không sao hết.

Tôi khuyên con tôi chỉ có một cái không nên trải nghiệm. Đó là cần sa, ma túy. Còn tất cả những cái khác con nên trải nghiệm. Nó hỏi bồ bịch thì sao bố? Tôi nói “Nhưng con phải biết tự bảo vệ, đừng có con trong khi đang học nhé”.

Làm thế nào khi chọn học ngành theo sở thích hoặc đam mê của mình thì bị cha mẹ xem là bất hiếu, buộc phải học ngành mà cha mẹ muốn? 

Giáo sư Trương Nguyện Thành: Đây là câu hỏi rất xác đáng và tôi rất hay gặp ở Việt Nam. Tôi nghĩ thông tin này (về hệ điều hành con người trong cách mạng công nghệ 4.0) cũng nên đưa tới cho các vị phụ huynh để họ biết mọi việc đang thay đổi rất nhanh chóng, cái nghề đang rất vinh quang hiện nay chưa chắc gì 5 năm sau còn phổ biến, huống gì là hy vọng làm suốt đời, cho nên cứ để cho con trải nghiệm. Cha mẹ ép buộc thường là vì muốn an toàn cho con cái, nên tôi nghĩ các bạn trẻ cần làm cách nào gây dựng cho cha mẹ niềm tin là mình đã đủ tuổi trưởng thành, có trách nhiệm. Niềm tin đó rất quan trọng.

Tôi cũng may mắn gây dựng được niềm tin cho bố mẹ mình từ khi 13, 14 tuổi, anh tôi không được đi chơi sau 10 giờ còn tôi thì được đi chơi sau 10 giờ. Bố mẹ tôi tin dù như thế nhưng tôi sẽ không có những quyết định quá đáng. Khi gây dựng được niềm tin sẽ dễ dàng trao đổi với cha mẹ những điều mình muốn và cũng dễ dàng thuyết phục cha mẹ cho mình làm. Cần phải làm cho cha mẹ thấy con mình rất đàng hoàng chững chạc, nó phân tích rõ ràng và đó là quyết định đúng.

GS-TS Trương Nguyện Thành nói về sinh viên và người trẻ Việt: Đi làm thuê để học, đừng làm thuê để sống - Ảnh 19.

Giáo Sư Trương Nguyện Thành
Hoàng Xuân
Vũ Tuấn Anh
Nhatanhngx, Vinh Hồ, Zin, Phuong Anh Do

Theo Trí Thức Trẻ  22/01/2018

Cũ hơn Mới hơn