Công nghệ camera giám sát người dân tại Trung Quốc tạo ra tới 4 tỷ phú đô la như thế nào?

Công nghệ camera giám sát người dân tại Trung Quốc tạo ra tới 4 tỷ phú đô la như thế nào?

Tác giá: EVD Thiết Bị | Ngày: 09-03-2019 | 0 bình luận

Có người từ đi xe đạp để đi làm, giờ đã đi xe hơi hạng sang và thậm chí tặng BMW cho nhân viên cấp dưới.


    Công nghệ camera giám sát người dân tại Trung Quốc tạo ra tới 4 tỷ phú đô la như thế nào?



    Trước khi trở thành một tỷ phú, anh Dai Lin thường xuyên đạp xe đi làm tại trụ sở của công ty Tiandy Technologies Co, một công ty chuyên về việc sản xuất camera giám sát cho chính phủ Trung Quốc. Khi anh mở công ty của mình vào năm 1994, camera giám sát vẫn là thứ gì đó rất xa lạ với người dân tại đây, nhưng đến nay thì chúng có mặt ở khắp mọi con đường. Những chính sách quản lý người dân nghiêm ngặt của Trung Quốc là lí do chính để những người như anh Dai Lin trở thành tỷ phú.

    Công nghệ camera giám sát người dân tại Trung Quốc tạo ra tới 4 tỷ phú đô la như thế nào? - Ảnh 1.

    Giờ anh Lin đã 54 tuổi, đi xe ô tô sang, và sẵn sàng bỏ tiền túi ra để mua những chiếc BMW cao cấp tặng cho nhân viên cấp dưới. Công ty của anh giờ phát triển thịnh vượng, với khách hàng lớn nhất chính là chính phủ Trung Quốc. Theo Bloomberg thì Tiandy đã có trị giá lên tới 1.4 tỷ USD.

    Những con số khổng lồ này cho thấy được những chính sách của chính phủ Chủ tịch Tập Cận Bình để theo dõi 1.4 tỷ dân tại đây. Vào 2016, đã có tới 176 triệu camera giám sát được lắp đặt trên các con phố tại Trung Quốc, để so sánh thì con số này tại Mỹ chỉ là 50 triệu chiếc. Vào 2017, chính phủ nước này chi tới 184 triệu USD cho các công tác quốc phòng. Đến 2020, chính phủ có kế hoạch phát triển hệ thống theo dõi 24/7, kèm theo đó là hệ thống đánh giá điểm người dân, có thể thưởng phạt tùy vào hành vi của mỗi người.

    Công nghệ camera giám sát người dân tại Trung Quốc tạo ra tới 4 tỷ phú đô la như thế nào? - Ảnh 2.

    Không chỉ có những công ty chuyên về giám sát như Tiandy mới giúp chính phủ giám sát người dân, khi những công ty như Alibaba hay bảo hiểm Ping An, tập đoàn Tencent cũng có những biện pháp 'nghe nhìn' của riêng mình. Khi tìm hiểu sâu, ta có thể thấy được chính sách quản lí người dân của Trung Quốc có mặt tất cả những công ty lớn, trong đó có cả những công ty quản lí lương hưu, phát triển đầu tư trên khắp Thế giới.

    Những người ủng hộ hệ thống này nói rằng nó sẽ nuôi dưỡng lòng tin trong nhân dân, nâng cao sự an toàn và giúp Trung Quốc trở thành cường quốc trong công nghệ Trí tuệ nhân tạo. Nhưng ngược lại, có những người lại lên tiếng phản đối kế hoạch 'kìm kẹp' bất hợp lý này. Một trong số đó có tỷ phú George Soros, nói rằng hệ thống giám sát này là một phương thức của chính phủ để điều khiển nhất cử nhân động của người dân, đặc biệt là ở những vùng có người ngoại quốc sinh sống.

    Công nghệ camera giám sát người dân tại Trung Quốc tạo ra tới 4 tỷ phú đô la như thế nào? - Ảnh 3.

    Công ty Tiandy cũng đang mở rộng ra nước ngoài, và nhiều người cho rằng công nghệ của các hãng như họ có thể giúp cho các chính phủ của nước khác theo dõi chặt chẽ người dân của mình. Một lo ngại nữa đến từ Mỹ, khi các thiết bị của Trung Quốc (đặc biệt là Huawei) có khả năng sẽ thu thập thông tin và gửi về cho chính phủ nước mình tại Bắc Kinh dùng cho mục đích do thám.

    Cô Elsa Kania, một thành viên của Trung tâm New American Security chia sẻ. "Rất nhiều công ty đang áp dụng trí tuệ nhân tạo vào việc nhận diện khuôn mặt, từ đó giám sát người dân".

    Các nhà làm luật của nước này thì liên tục bác bỏ những nghi vấn. Phát thanh viên của bộ ngoại giao là Hua Chunying nói rằng những lời cáo buộc này 'không đáng để tranh cãi'. Chủ tịch của Huawei là Ren Zhengfei cũng phủ nhận việc hãng này liên kết với chính phủ Trung Quốc để thực hiện các chiến dịch do thám.

    Tiandy, chủ sở hữu của những màn hình siêu lớn đặt ở tỉnh Tianjin có chức năng hiển thị chân dung và tên tuổi của những người đi bộ sai cách - cũng từ chối bình luận về khối tài sản 'kếch xù' của ông Dai và những cáo buộc đến chính phủ của họ.

    Công nghệ camera giám sát người dân tại Trung Quốc tạo ra tới 4 tỷ phú đô la như thế nào? - Ảnh 4.

    Wuhan Guide Infrared Co, một nhà sản xuất các camera hồng ngoại cũng được sử dụng trong việc giám sát an ninh có chủ tịch sở hữu số tiền lên tới 1.3 tỷ USD, kèm theo đó là Ping An, phát triển các thiết bị theo dõi thông minh cho chính phủ cũng không muốn bình luận về vấn đề này. Tencent, công ty đã đầu tư số tiền rất lớn vào những start-up giám sát, cũng không trả lời các câu hỏi của phóng viên. Đại diện của Alibaba khi nói về máy chủ của chính phủ Trung Quốc thì cho rằng nước này sử dụng thông tin thu thập được để tăng chất lượng giao thông và xử lý tình huống, chứ không có mục đích gì khác.

    Các công ty nước ngoài thì lo lắng, nhưng người dân ở Trung Quốc thì lại có vẻ dửng dưng. Nhiều người già đã quá quen tới tình trạng bị các camera 'soi mói', còn người trẻ thì tự nguyện đăng toàn bộ cuộc sống của mình lên mạng xã hội mà không cần ai hỏi.

    Những người đề xuất công nghệ đánh giá người dân bằng điểm thì cho rằng nó sẽ giúp người dân trở nên trung thực hơn, khi mà hệ thống pháp luật không thể trừng phạt được hết tất cả những cá nhân và doanh nghiệp phạm pháp. Những người có số điểm cao sẽ được ưu tiên trong việc mua nhà, mua vé máy bay và nhận được những công việc có lương cao hơn.

    Công nghệ camera giám sát người dân tại Trung Quốc tạo ra tới 4 tỷ phú đô la như thế nào? - Ảnh 5.

    Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã lên tiếng chỉ trích những công ty như iFlyTek Co - một công ty phát triển khả năng nhận diện giọng nói của thành phố Thâm Quyến, và Thermo Fisher Scientific Inc của thành phố Massachusett, với chức năng thu thập DNA để cung cấp cho cảnh sát của thành phố Tân Cương. Tổ chức này đã kêu gọi các nhà đầu tư không được đổ tiền vào các công ty này, đều nằm trong 'chuỗi' giám sát của chính phủ.

    Các chính trị gia của Mỹ cũng không ngồi yên. Vào tháng 8 năm ngoái, một nhóm chính trị gia đã khuyến khích Nhà Trắng phải có những biện pháp trừng phạt 2 công ty Hikvision và Dahua, 2 công ty phát triển công nghệ giám sát lớn nhất của Trung Quốc. Những công ty này cũng đã bị cấm cung cấp thiết bị cho chính phủ Mỹ.

    Công nghệ camera giám sát người dân tại Trung Quốc tạo ra tới 4 tỷ phú đô la như thế nào? - Ảnh 6.

    Những người dân ở phương Tây thì cảm thấy 'quan ngại sâu sắc' về những hoạt động theo dõi của chính phủ Trung Quốc. Họ càng trở nên lo lắng hơn, sau những vụ làm lộ thông tin người dùng của các công ty lớn như Facebook, Google.

    Đại diện của Hikvision cho rằng "việc cấm vận hãng của chính phủ Mỹ là vô căn cứ, phớt lờ tất cả những điều hãng đã làm để tuân thủ luật lệ Mỹ". Dahua và iFlytek vẫn im hơi lặng tiếng sau khi bị chính phủ Mỹ trừng phạt. Thermo Fisher thì nói rằng họ sẽ ngừng cung cấp dịch vụ phân tích DNA của mình tại Tân Cương.

    Mặc dù các công ty này có thể bị trừng phạt ở nước ngoài, thì thị trường trong nước (Trung Quốc) vẫn đủ hấp dẫn để họ phát triển, kèm theo đó là tạo điều kiện cho các start up tương tự sinh sôi nảy nở như nấm mọc sau mưa.

    Công nghệ camera giám sát người dân tại Trung Quốc tạo ra tới 4 tỷ phú đô la như thế nào? - Ảnh 7.

    Công ty thành công nhất trong lĩnh vực này là Sensetime, đi đầu trong công nghệ nhận diện khuôn mặt và có 2 phần 5 doanh thu là từ chính phủ Trung Quốc. Công ty 4 năm tuổi - nằm trong 'Đội phát triển AI của nhà nước' mới đây đã có giá trị vốn hóa đạt 4.5 tỷ USD, trở thành một trong những công ty về AI lớn nhất Thế giới. Khi nói về thành tựu của mình với Bloomberg, Sensetime cho rằng doanh thu của mình phần lớn được thu về từ công tác phát triển xe tự hành và thực tế ảo tăng cường, chứ không phải công nghệ giám sát.

    Những công ty có tên tuổi, lâu nay đã giúp chính phủ Trung Quốc theo dõi và kiểm duyệt nội dung trên Internet cũng đang tham gia mạnh mẽ vào công cuộc kiểm soát người dân. Baidu, công ty có phần mềm tìm kiếm của tỷ phú Robin Li, đang làm việc với chính phủ để đem tới các dịch vụ 'thành phố thông minh', có khả năng phân tích dữ liệu thu thập từ các thiết bị an ninh. Tencent và Alibaba cũng đang có ý định phát triển các dịch vụ tương tự.

    Tiandy, hiện có những camera có thể quay hình ảnh chất lượng cao trong điều kiện ánh sáng yếu đến mức le lói, là ví dụ điển hình cho sự phát triển của ngành giám sát an ninh của đất nước tỷ dân. Hiện công ty này đã có mặt ở 60 nước trên toàn cầu, nhờ vào kiểu phát triển kinh tế 'con đường tơ lụa' của chính phủ Tập Cận Bình.

    Đây là điểm đáng mừng cho công ty này và nhà sáng lập hiện đã thành tỷ phú, nhưng càng làm các lo ngại về việc an ninh Thế giới bị thao túng bởi Trung Quốc trở nên nghiêm trọng hơn.

    Cũ hơn Mới hơn